Chia sẻ:

Thông thảo lợi sữa an thần và cách sử dụng thế nào hiệu quả

Theo Đông y, thông thảo vị ngọt nhạt, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng tả phế lợi thủy, lợi sữa. Dùng trị các chứng lâm, thấp ôn,

Thông thảo là phần lõi trắng giữa thân cây thuốc này họ ngũ gia bì (Araliaceae)]. Cây thuốc này chứa % protein; chất béo; chất xơ; pentosan; uronid. Theo Đông y, cây thuốc này vị ngọt nhạt, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng tả phế lợi thủy, lợi sữa. Dùng trị các chứng lâm, thấp ôn, viêm đường tiết niệu, phù nề, phụ nữ sau đẻ thiếu sữa. Liều dùng, cách dùng: 4 – 16g bằng cách sắc, nấu, hầm.

cây thuốc này họ ngũ gia bì (Araliaceae)]
cây thuốc này họ ngũ gia bì (Araliaceae)]

Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi có thể tới 6m. Thân cứng nhưng ròn. Giữa thân có lõi trắng xốp, cây càng già, lõi càng đặc và chắc hơn. Lá to chia thành nhiều thùy có khi cắt sâu, mép có răng cưa to, cuống lá dài 30cm, đường kính có lõi mềm, phiến lá dài 30cm – 90cm: Hoa màu trắng hình cầu, cụm hoa hình tán tụ thành chùm. Quả dẹt gần hình cầu.

Dân gian thường dùng thông thảo để chữa thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa. cây thuốc này thường được thu hoạch vào mùa thu, cắt khúc và bỏ vỏ. Thân cây được phơi nắng cho khô và thái thành miếng mỏng.

cây thuốc này thường được thu hoạch vào mùa thu
cây thuốc này thường được thu hoạch vào mùa thu

Tính chất thông thảo

Tính vị : vị ngọt, tính hơi hàn, quy kinh Phế, vị.

Thông thảo là cây thuốc rất hiệu quả

Bộ phận dùng : Người dân xưa nay chủ yếu sử dụng lõi và rễ cây làm các vị thuốc trong Đông y. Đặc biệt là lõi thông thảo được sử dụng rộng rãi như là một dược liệu hàng đầu trong việc điều trị chậm sữa sau sinh, tắc sữa.

Về cách thu hoạch : người dân vào tháng 9-11 hàng năm thường chặt lấy thân cây rồi đem về chia thành từng đoạn dài khoảng 30cm. Sau đó tiến hành phơi khô, rồi dùng một gậy gỗ thân tròn để đẩy lõi cây ra. Sau đó lại tiếp tục phơi cho thật khô chứ không sấy. Khi dùng thì thát lát mỏng.

Người dân thường phơi khô cây thuốc này và thái lát mỏng để tiện sử dụng

thường phơi khô cây thuốc này và thái lát mỏng
thường phơi khô cây thuốc này và thái lát mỏng

Thành phần dinh dưỡng : cây thuốc này chứa Protein, chất béo, chất xơ, pentosan, Uronic acid, galacturonic acid, glucose, xylxylose, các papyriogenin A, B, C, A1, A2,11-dihydropapyriogenin A2 và 16-episaikogenin C.

Uống thông thảo có tác dụng gì?

Theo Đông Y, Thông thảo dược liệu có tác dũng chữa chậm sữa sau sinh, tắc tia sữa, ít sữa.Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật ở vị thuốc này đó là giúp sữa về nhiều mà mẹ vẫn xinh đẹp, thon gọn, không bị tăng cân do dùng lợi sữa.

Kích thích lợi sữa cả về số lượng và chất lượng : Tăng Các chất trong thành phần cây có tác dụng kích thích cơ thể tăng tiết các hormone Prolactin và Oxytocin. Prolactin kích thích các phế nang tiết ra nhiều sữa. Oxytocin gây co bóp ở các cơ nội mô giúp đẩy sữa ra qua các ống dẫn sữa.

Kích thích lợi sữa cả về số lượng và chất lượng
Kích thích lợi sữa cả về số lượng và chất lượng

Thon gọn vóc dáng sau sinh : phối hợp cây thuốc với các thành phần trên giúp các mẹ giảm cân hiệu quả mà lại an toàn.
Bên cạnh đó, cây thuốc này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cải thiện sức khỏe mẹ sau sinh : cây thuốc này là dược liệu vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, quy kinh phế và vị, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, làm thanh lọc cơ thể, giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn sau sinh, chăm con tốt hơn.

Thông thảo được dùng làm thuốc cho các trường hợp:

Hành khí, thông sữa: Trị tắc và thiếu sữa sau khi đẻ.

Bài 1: thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hạt bông (sao vàng) 15g. Sắc uống 3 lần trong ngày. Tác dụng lợi sữa.

Bài 2: thông thảo 8g, móng heo 1 đôi, xuyên khung 6g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Chữa sau sinh ít sữa.

Trị tắc và thiếu sữa sau khi đẻ
Trị tắc và thiếu sữa sau khi đẻ

Lợi niệu thông lâm:

trị các chứng bệnh thấp nhiệt, thủy thũng, tiểu dắt và ít.

Bài 1 – Sử dụng cây thuốc này làm chính vị: thông thảo 12g, cù mạch 12g, thiên hoa phấn 12g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, bạch chỉ 8g, sài hồ 8g, thanh bì 8g, xích thược 8g, cát cánh 8g. Sắc uống. Trị tiểu nhỏ giọt.

Bài 2 – Thuốc thông sa: thông thảo 12g, hạnh nhân 12g, màng mề gà 12g, hậu phác 8g, mộc thông 8g, trần bì 8g, hải kim sa 16g, hạt củ cải 12g. Sắc uống. Trị cổ trướng (bụng trướng to), bí tiểu.

Bài 3: thông thảo 8g, đại phúc bì 12g, phục linh bì 16g. Sắc uống. Trị viêm thận cấp, thủy thũng, tiểu ít.

Bài 4: thông thảo 12g, cù mạch 12g, liên kiều 12g, mộc thông 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị nhiễm khuẩn niệu đạo.

thông thảo trị các chứng bệnh thấp nhiệt, thủy thũng
trị các chứng bệnh thấp nhiệt, thủy thũng

Một số món ăn thường dùng

Chân giò hầm thông thảo: chân lợn đen 1 đôi, thông thảo 4g, có thể thêm 2 – 4g nhân sâm. Chân lợn làm sạch chặt nhỏ, hầm với cây thuốc này và nhân sâm. Món này thích hợp cho sản phụ sau đẻ ít sữa.

Một số món ăn thường dùng với thông thảo
Một số món ăn thường dùng

Thông nhũ thang: thông thảo 8g, chân lợn 2 cái, xuyên khung 6g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g. Chân lợn làm sạch chặt khúc; xuyên sơn giáp được nướng phồng. Tất cả đem hầm chín nhừ, bỏ bã thuốc, thêm gia vị là được. Món này tốt cho sản phụ sau đẻ tắc sữa ít sữa ăn. Ngoài ra, chị em có thể kết hợp dùng nước hành nấu rửa vuốt nhẹ núm vú theo chiều nan hoa nhiều lần.

Một số món ăn thường dùng 1
Một số món ăn thường dùng 1

Cháo lô căn thông thảo trần bì: thông thảo 6g, sinh lô căn 30g, trần bì 2g, gạo tẻ 60g. Tất cả đem nấu cháo loãng, uống. Món này tốt cho người bị nôn thổ, nôn khan sau khi bị bệnh đường ruột, thương hàn.

Kiêng kỵ: Người không bị thấp nhiệt hoặc đi tiểu nhiều dùng phải thận trọng. Phụ nữ có thai cấm dùng.

Chia sẻ:

Bài viết cùng chuyên mục




Bình luận bằng Facebook

Sản phẩm đánh giá cao

Sản phẩm đang giảm giá

SẢN PHẨM MỚI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906.066.996
MỤC LỤC