
Hạt Dổi Rừng cùng với Hạt Mắc Khén rừng là 1 trong 2 loại gia vị độc của ẩm thực Tây Bắc. Hạt Dổi Rừng có mùi thơm đặc trưng, được sử dụng làm gia vị chấm, và gia vị ướp các món ăn cổ truyền…Nếu đã một lần được thưởng thức những món ăn được chế biến từ hạt dổi rừng thì bạn sẽ hiểu, loại gia vị ấy tuyệt vời đến nhường nào, quý giá đến mức nào.
Xưa nay, đồng bào Thái ở Tây Bắc sử dụng Hạt Dổi Rừng: làm gia vị chấm, và gia vị ướp các món ăn cổ truyền như thịt Bò/Trâu/Lợn khô, hoặc các món như Lạp Xưởng! Ngoài ra có khá nhiều món cực kì hợp với Hạt Dổi, ví như món canh Măng rửng (Dùng đọt non của Măng Giang, cắt khúc, ngâm nước tro nhạt trong vòng 3 ngày rồi đem nấu với xương Bò).

Hạt Dổi khi phơi khô đã có mùi thơm quyến rũ rồi, nhưng phải nướng lên (không nên Rang hạt Dổi ), nướng trên than hồng nhanh tay, hạt Dổi Rừng xịn sẽ nở căng ra, mùi thơm bốc lên ngào ngạt rồi mới đem giã nhỏ ra để sử dụng.
Hạt dổi Tây Bắc, đặc biệt là Lai Châu ngon nổi tiếng xưa nay, ai ở Lai Châu – Điện Biên, nhất là dân thích nhậu đều biết, Hạt Dổi ở Lai Châu hạt rất bé, màu nâu sậm, rất thơm, thế mà tay phóng viên kia lại viết như chỉ có Na Hang mới có hạt dổi ấy. Dổi ở Lai Châu thường là Dổi rừng, mọc tự nhiên, thân cây cao, thẳng đứng, ít cành. Bà con đồng bào dân tộc vẫn vào rừng đi nhặt Hạt Dổi vào quãng tháng 10, tháng 11 Dương Lịch hàng năm.
Đây, hạt dổi Tây Bắc, mạn Lai Châu – Điện Biên đây, hạt nhỏ, nâu sậm, rất thơm.
Hải dổi có mấy loại?
Hiện nay, trên thị trường có bán 3 loại hạt dổi:
Loại 1: Hạt dổi rừng của những cây dổi rừng cổ thụ, già trên 30 năm. Và đặc biệt quan trọng là hạt dổi chín đỏ trên cây, chỉ khi nào rụng mới đi nhặt về phơi khô. Loại này rất hiếm, và nếu có thì cũng cực kì đắt! Hầu như không thể mua được ngoài chợ, bà con đi nhặt về chủ yếu là sử dụng trong gia đình khi có khách quý.
Loại 2: Cũng là của cây dổi rừng, nhưng tuổi đời cây ít hơn, và khi khai thác thường được hái quả lẫn giữa quả chín, và quả chưa chín hẳn để lấy hạt mang phơi.
Loại 3: Cây dổi trồng, tuổi đời cây còn non. Hạt to và đen hơn loại 1 và 2. Mùi rất hắc, chứa nhiều tinh dầu, nướng không nở căng.
Cách bảo quản hạt dổi rừng
Hạt dổi dễ bị mất mùi, thậm chí mốc. Nên đựng hạt dổi trong lọ thủy tinh hoặc nhựa thật kín, không nên sử dụng túi nilon để đựng hạt dổi. Bảo quản chỗ râm, mát là được, không nên bỏ tủ trong tủ lạnh.
Sơ chế hạt dổi Tây bắc trước khi sử dụng
Các bạn nhớ nhé: hạt Dổi là phải nướng, chỉ có nướng thì mùi thơm của hạt Dổi mới tỏa ra ngào ngạt, sau khi nướng xong đem giã nhỏ.

Có 3 cách nướng hạt dổi ngon nhất:
Cách 1: Nướng trực tiếp trên than hồng, cách này là tốt nhất. Dùng đũa gắp hạt Dổi bỏ lên hòn than nóng đỏ, chỉ vài chục giây thôi, khi nào thấy mùi thơm bốc lên dữ dội là được. Đừng nướng quá lâu, hạt Dổi cháy đen ngay.
Cách 2: Nướng bằng bếp gas: Mở bếp gas lên, nhỏ lửa, dùng đũa gắp hạt Dổi, nướng cách ngọn lửa quãng 3cm, chỉ 1 lát là hạt Dổi nở, thơm lừng.
Cách 3: Nướng bằng lò vi sóng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.