Gai cột sống là một thuật ngữ y khoa dùng để đề cập đến hiện tượng thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của cột sống khi cơ thể bị lão hóa. Bệnh này gây ảnh hưởng đến các sụn và đĩa đệm ở cổ và lưng dưới. Thoái hóa cột sống là nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm và bệnh gai cột sống.
Hầu hết ở những người trên 60 tuổi đều bị gai cột sống, nhưng nhiều người không có triệu chứng của bệnh nên chỉ có thể phát hiện ra mình bị bệnh này khi chụp X-quang xương sống. Dưới 45 tuổi, nam giới dễ bị thoái hóa cột sống hơn phụ nữ. Sau tuổi 45, bệnh thoái hóa cột sống lại có xu hướng phổ biến hơn ở nữ giới. Nguy cơ mắc bệnh này tăng dần theo độ tuổi. Cùng tìm hiểu về bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và phương pháp phải điều trị những bệnh này thế nào cho đúng?
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.
Tùy vào vị trí xuất hiện của gai trên đốt sống mà phân ra thành: Gai cột sống cổ, gai cột sống lưng. Người bệnh thoái hóa cột sống nặng không chỉ rất khó chịu vì các cơn đau mà đôi khi còn bị hạn chế vận động. Các gai cột sống cọ vào nhau hay cọ vào các dây thần kinh khiến bạn có thể bị đau vùng thắt lưng, vai, cổ, đau lan xuống cánh tay, chân…
Đôi khi một người bị gai cột sống nhưng không có biểu hiện gì trong suốt nhiều năm nên không cần phải điều trị.
Triệu chứng gai cột sống
Gai cột sống hình thành nơi đầu các đốt sống giao nhau có thể khiến bạn bị đau, dây thần kinh bị chèn ép
Hầu hết bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường không có triệu chứng. Bạn có thể không nhận ra mình đang có các gai cột sống cho đến khi bác sĩ xem kết quả chụp X-quang của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thoái hóai cột sống có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau, thậm chí là mất khả năng vận động. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí mà các gai xương xuất hiện, bao gồm:
Đầu gối: Gai xương đầu gối có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn khi đi lại, co duỗi chân…
Xương sống: Gai đốt sống có thể chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh khiến bạn bị tê tủy sống, tê rễ dây thần kinh làm gia tăng nguy cơ dẫn đến yếu hoặc tê ở cánh tay hay chân.
Hông: Gai xương hông có thể khiến bạn cảm thấy đau khi di chuyển, xoay hông, đôi khi bạn sẽ có cảm giác đau ở đầu gối. Tùy thuộc vào vị trí của gai xương hông mà phạm vi chuyển động khớp hông của bạn có thể bị giới hạn.
Hãy đi khám ngay nếu bạn bị đau cổ, đau lưng, hông, chân hoặc sưng ở một hoặc nhiều khớp hoặc nếu bạn gặp khó khăn khi vận động.
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Tổn thương khớp do thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh về xương. Khi viêm xương khớp phá vỡ sụn đệm các đầu xương, cơ thể bạn sẽ cố gắng sửa chữa điều này bằng cách tạo ra các gai xương gần khu vực bị hư hỏng.
Thông thường, gai cột sống hình thành sau khi sụn khớp hoặc dây chằng các đốt sống bị tổn thương do thoái hóa hay chấn thương. Đệm giữa các khớp xương và xương sống của bạn có thể bị mòn theo thời gian làm xương bị tổn thương. Điều này khiến bạn bị gai cột sống. Không chỉ có tình trạng chấn thương, thoái hóa theo thời gian, lao động nặng nhọc, tai nạn mà việc mắc các bệnh như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh gout, béo phì hay yếu tố di truyền (đĩa đệm yếu hơn so với người khác) cũng có thể khiến các khớp xương bị hư tổn.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
Viêm khớp cột sống mạn tính:
Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, bề mặt trơn láng của sụn trở nên thô ráp và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau, gây đau. Điều này thúc đẩy cơ thể kích hoạt một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên. Thế nhưng, kết quả của quá trình chỉnh sửa này lại là sự hình thành gai xương.
Sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống:
Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% thành phần tạo nên sụn) và biến đổi một số chất khiến sụn khớp dễ bị canxi hóa dẫn đến gai cột sống.
Chấn thương cột sống:
Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống và phản ứng của cơ thể trong quá trình sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự tích tụ canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Biến chứng mà gai cột sống gây ra là gì?
Đối với những người bị gai cột sống, họ phải chịu những đau đớn khắp cơ thể khiến việc cử động bị hạn chế. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều trở nên khó khăn và phải nhờ đến sự trợ giúp của người khác. Nếu chỉ dừng lại ở đau đớn, thì có lẽ gai cột sống không thực sự nguy hiểm. Nhưng một khi bệnh nặng, biến chứng xuất hiện từ việc chèn ép dây thần kinh gây bí tiểu, táo bón, đại tiểu tiện không tự chủ, bệnh nhân có thể bị tàn phế , thậm chí là tử vong. Những biến chứng nguy hiểm đó cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống
Hình ảnh chụp X-quang có thể giúp chuyên gia chẩn đoán bệnh tốt hơn
Nếu có các triệu chứng gai cột sống kể trên, bạn nên gặp chuyên gia y tế càng sớm càng tốt. Chuyên gia cơ xương khớp sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến khớp, trong khi kỹ thuật viên chỉnh hình sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thuộc hệ thống cơ xương. Họ sẽ tiến hành xem xét vùng bị đau, chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ… để có thể đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Các xét nghiệm bao gồm:
Các xét nghiệm điện học: Các xét nghiệm này thường được tiến hành nhằm đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não hay các bộ phận của cơ thể như tay, chân. Thông qua đó, chuyên gia có thể phần nào đánh giá chính xác mức độ của chấn thương dây thần kinh cột sống. Xét nghiệm điện cơ (EMG) và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh (EMG/NCV) sẽ loại trừ nguyên nhân bạn bị chèn thần kinh ngoại vi như hội chứng ống cổ tay.
Chụp X-quang: Để xác định tình trạng xương bị tổn thương, mất sụn hoặc thoát vị đĩa đệm, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương. Việc này giúp chuyên gia y tế có thể xác định được vị trí của những gai xương và mức độ ảnh hưởng của chúng.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp loại trừ nguyên nhân bạn bị đau cột sống là do các bệnh khác.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp xác định đĩa sụn có bị tổn thương hay dây thần kinh cột sống có bị chèn ép hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Phương pháp chẩn đoán này cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc của cột sống, mức độ chèn ép dây thần kinh. Nhờ đó, chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phòng ngừa bệnh
Hãy áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa bị gai cột sống:
Hạn chế làm công việc khuân vác nặng nhọc. Tránh chấn thương và các tư thế gây chấn thương vùng cột sống do chơi thể thao, mang vác hoặc tai nạn,…
Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống.
Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và hạn chế chất béo. Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích khác.
Luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, tránh đứng hoặc ngồi sai tư thế quá lâu, luân phiên thay đổi tư thế.
Thường xuyên tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tránh những môn thể thao quá sức, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ,…
Các phương pháp điều trị gai cột sống thường được áp dụng
Nếu người bệnh có gai nhưng không gây đau thì không cần phải điều trị. Trường hợp bệnh nhân bị đau thì trước hết cần phải nghỉ ngơi, tránh hoạt động để giảm áp lực lên vùng bị đau. Sau đó, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra gai cột sống và điều trị theo phác đồ khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị gai cột sống thường được áp dụng:
– Dùng thuốc:
Người bệnh bị gai cột sống khi có biểu hiện sưng viêm tại cột sống cần phải chườm đá và uống thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ cho dùng các thuốc giảm đau để khống chế các đợt đau cấp tính. Đồng thời, người bệnh sẽ phải dùng thêm thuốc giãn cơ và tiêm cạnh cột sống bằng thuốc chống viêm.
– Phẫu thuật:
Sau khi bệnh nhân qua cơn đau cấp tính, cần tập phục hồi chức năng vận động. Phẫu thuật cắt bỏ gai là biện pháp cuối cùng khi người bệnh bị đau mạn tính, có chèn ép vào tủy, chèn ép các rễ thần kinh ở cột sống gây nên rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác, bại liệt. Gai cột sống có thể được xử lý với vi phẫu thuật rất chính xác. Tuy nhiên sau khi cắt bỏ, gai có thể mọc trở lại.
– Kết hợp vật lý trị liệu cùng bài thuốc Đông y:
Trong dân gian lưu truyền lại rất nhiều bài thuốc, thảo dược chữa thoái hóa cột sống khá hiệu quả. Một số mẹo nhỏ dành cho người thoái hóa cột sống bằng chanh, bưởi, ngải cứu, hạt đu đủ,… được rất nhiều người áp dụng và cũng mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để hỗ trợ điều trị gai cột sống cần phải có những biện pháp mạnh hơn.
Hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để giúp giảm ảnh hưởng của gai. Nhưng vật lý trị liệu chỉ giảm đau được một phần nào ở phần mềm. Khi khớp bị sưng, viêm hay gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy thì vật lý trị liệu không có tác dụng.
Chú ý: Việc điều trị gai cột sống bằng thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… do tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, điều trị bệnh thoái hóa cột sống thường nghiêng về bảo tồn nhiều hơn. Các bài thuốc Đông y với thành phần từ thảo dược tự nhiên là phương pháp được đánh giá là hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người bệnh khi sử dụng hỗ trợ điều trị trong thời gian dài.
Những sản phẩm thiên nhiên dẫn đầu xu hướng.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên để điều trị bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, gai cột sống đang là xu hướng hiện đại ngày nay có tính ứng dụng cao, lại an toàn hiệu quả và không phải lo lắng tác dụng phụ. Với công nghệ điều chế và chiết xuất hiện đại đã giữ được 100% chức năng và công dụng của tinh chất nên tăng cường tối đa hiệu quả chữa bệnh. Dẫn đầu xu hướng là các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước cũng như nhập khẩu.
Sản phẩm S-maxmove nhập khẩu từ USA.
Thành phần chính trong S-maxmove là sụn cá mập đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả đối với bệnh về xương khớp
Nhóm sản phẩm trong nước gồm có
Cốt thoái Vương với tinh chất dầu vẹm xanh đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả đối với bệnh về xương khớp
Kiện khớp tiêu thống với Collagen hiệu quả hàng đầu với điều trị các chứng bệnh về xương khớp
Mua ngay
Khương Thảo Đan với Collagen hiệu quả hàng đầu với điều trị các chứng bệnh về xương khớp
Các sản phẩm giúp tăng cường sản sinh các tế bào mô sụn, tăng cường liên kết nhằm phục hồi các tế bào mô sụn bị tổn thương.
Ngăn chặn quá trình thoái hóa xương khớp, thoái hóa đĩa đệm.
Có chức năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt, ức chế và giảm nhanh các cơn đau xương khớp. Quý khách chọn nút mua ngay để đặt mua sản phẩm hoặc gọi điện đến số 0966602957 để được tư vấn bởi những dược sĩ nhiều kinh nghiệm