Đương quy có tên gọi khác là tần quy, vân quy, có tên khoa học là Angelica sinensis. Là một loài thực vật có hoa thuộc họ hoa tán. Loại thảo dược này được sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó được đưa về trồng tại Việt Nam vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Cây thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000 – 3000m. Nơi khí hậu ẩm ướt, thoáng mát. Tại Việt Nam cây được trồng nhiều ở các tỉnh, thành phố như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và Đà Lạt.
Đương quy là cây gì?
Cây vân quy là loại thảo dược được dùng nhiều trong Đông y, có nguồn gốc Trung Quốc và được đưa về trồng tại Việt Nam từ khá sớm. Người ta sử dụng rễ cây phơi hoặc sấy khô để làm thuốc chữa bệnh. Theo tiếng Hán, “Đương Quy” có nghĩa là: trở về đúng chỗ cần về. Vị thuốc này có tác dụng tốt trong việc điều hòa khí huyết, làm cho huyết đang rối loạn trở về vị trí cũ nên mới có tên gọi như vậy.
Đặc điểm cây đương quy
• Đương quy là 1 loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao khoảng 40 đến 80 cm. Thân cây có màu tím và có rãnh dọc. • Lá cây mọc so le với nhau, 2 đến 3 lần xẻ lông chim, cuống dài khoảng 12 cm, ba đôi lá chét – đôi lá chét phía dưới có phần cuống dài, đôi lá chét nằm phía trên đỉnh không có cuống; lá chét lại xẻ 1 đến 2 lần nữa, phần mép có răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần bằng nửa cuống, ôm lấy thân.
• Hoa của loại cây này rất nhỏ, có màu xanh trắng hợp thành cụm hoa hình tán kép gồm có 12 – 40 hoa. Hoa của bông trung tâm sẽ nở trước. Sau đó lần lượt đến các hoa ở các cành xung quanh. Các cấp cành nở hoa thường cách nhau từ 4 – 6 ngày. • Quả bế đôi, có rìa màu tím nhạt, có hình thuôn dài khoảng 4 – 5 mm, hẹp dần về phía gốc. Tâm bì có gân, có 4 – 5 ống dẫn ở phần lưng, 4 chiếc ở mặt bụng. • Mùa hoa thường nở vào khoảng tháng 3 đến tháng 4. Mùa quả vào khoảng tháng 6 đến tháng 7. • Rễ cây là dạng rễ cọc – có rễ phụ, toàn thân có mùi thơm đặc biệt.
Thành phần của đương quy
Theo Đông y, Đương quy có vị ngọt, cay, đắng, thơm, tính ôn. Có tác dụng vào 3 kin: tâm, can, tỳ. Giúp bổ huyết, nhuận tràng, chữa kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp,thoái hóa cột sống … rất hiệu quả. Còn theo khoa học hiện đại, vân quy có chứa nhiều tinh dầu, các loại vitamin tốt cho sức khỏe như: Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12, coumarin, caroten… Trong đó vitamin B12 rất quan trọng vì nó giúp cho tất cả các mô có tốc độ sinh trưởng tế bào mạnh (mô tạo máu, ruột non, tử cung…) hoạt động tốt hơn.
Tác dụng của Đương quy
Cây đương quy có tác dụng với tử cung và các cơ trơn
Kinh nghiệm sử dụng trên lâm sàng cho thấy, tần quy có công dụng làm dịu tử cung co thắt. Trong đó có 3 công dụng của đương quy đối với tử cung mà ít người biết đến, bao gồm:
• Ức chế sự co thắt ở tử cung, làm giảm tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới. • Do cơ tử cung đươc giản nghỉ, giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó cải thiện dinh dưỡng tại chỗ, giúp tử cung nhanh bình phục, gián tiếp điều trị chứng thống kinh. • Làm cho ruột trơn, giúp chữa táo bón, làm giảm sung huyết tại vùng xương chậu, giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Tác dụng cây đương quy lên trung khu thần kinh
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu tần quy có tác dụng trấn tĩnh hoạt động của đại não. Ban đầu thì hưng phấn trung khu tủy sống. Sau thì tê liệt, dẫn đến hạ huyết áp, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, mạch đập chậm và sinh hiện tượng co quắp. Sau khi tiêm tinh dầu đương quy vào cơ thể thì các hiện tượng trên không rõ rệt, chỉ làm liệt hô hấp trước, rồi mới đến liệt tim. Công dụng của cây đương quy lên hệ hô hấp và huyết áp
Tinh dầu đương quy có công dụng làm giảm huyết áp.
Trong khi đó, thành phần không bay hơi của nó lại có tính chất làm co cơ trơn ở thành mạch máu, khiến huyết áp tăng cao. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi tác dụng của tinh dầu vân quy trên chó, mèo, thỏ đối với hô hấp và huyết áp. Tùy theo liều lượng lớn nhỏ mà tiêm tinh dầu vào mạch máu sẽ cho ra tác dụng khác nhau.
Liều nhỏ: Huyết áp hạ thấp, hô hấp hơi bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng rất ít. Liều trung bình: Hô hấp khó khăn, huyết áp hạ thấp nhiều hơn. Liều lớn: Hô hấp khó khăn rõ rệt, cuối cùng ngừng hô hấp gây chết, huyết áp hạ rất mạnh.
Tác dụng của cây đương quy lên cơ tim
Các nhà khoa học đã cho biết đương quy có tác dụng lên tim giống với quinidin. Thành phần chủ yếu có tác dụng này nằm ở trong phần tan trong ête êtylic.
Cách dùng cây đương quy
Qua thực tế điều trị bệnh, các chuyên gia đã nhận thấy, phần đầu của cây đương quy vừa có tác dụng bổ huyết, vừa có tác dụng chỉ huyết. Phần đuôi rễ của cây ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt huyết. Do đó cây tần quy có thể sử dụng theo những bài thuốc như sau:
Chữa bệnh thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt
Cách thực hiện: Vân quy khô, bạch thược, xuyên khung, thục địa mỗi vị 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục 3 – 4 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm. Cách sử dụng cây vân quy cho người khí và huyết đều kém, mệt mỏi, da xanh xao Cách thực hiện: Vân quy, nhân sâm, bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cách sắc nấu trị viêm tiền liệt tuyến
Cách thực hiện: Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, vân quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt và uống nước. Mỗi tuần ăn 2 lần. Hoặc dùng lá hành 25g, vân quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày. Sẽ giúp chữa bệnh viêm tiền liệt tuyến hiệu quả. Cách nấu uống cây đương quy trị các chứng xuất huyết Cách thực hiện: Tần quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần khoảng 10g. Kiên trì sử dụng lâu dài sẽ đạt được hiệu quả điều trị bệnh.
Cách ngâm rượu
Thành phần: Tần Quy: 12g, Xuyên Khung: 12g, Thục địa: 12g, Bạch Thược: 8g, Đảng Sâm: 8g, Hoàng Kỳ: 8g, Phục Linh: 8g, Cam Thảo: 8g Cách thực hiện: Lấy 5 thang thuốc với thành phần và định lượng như trên đem ngâm với 1 lit rượu trắng. Ngâm trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và tối. Rượu tần quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là với bệnh nhân bị huyết áp thấp. Nếu người bệnh kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định. Tuy nhiên do sản phẩm được dùng dưới dạng ngâm rượu. Nên dù là rượu thuốc bạn cũng không nên quá lạm dụng. Tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, không dùng loại thảo dược này cho các trường hợp bị đi cầu phân lỏng.
Cách chế biến và thu hái
Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy: Quy đầu: lấy một phần về phía đầu Quy thân: bỏ đầu và đuôi Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ vân quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.
Lợi ích sức khỏe
Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như: Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não. Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa tế bào lympho B và T, làm tăng sinh kháng thể. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón.
Rượu đương quy là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp thấp. Nếu bạn kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.
Bạn cần chuẩn bị: 12g đương quy, 12g xuyên khung, 12g thục địa, 8g bạch thược, 8g đảng sâm, 8g hoàng kỳ, 8g phục linh, 8g cam thảo. Cách làm đương quy ngâm rượu: lấy 5 thang thuốc với thành phần như trên ngâm với 1 lít rượu trắng. Ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày bạn uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối.
Liều dùng thông thường của đương quy là gì?
Cây vân quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô. Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của đương quy là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như: Thuốc nhỏ Chiết xuất Rượu thuốc Dùng cây thuốc tươi Viên nang Dầu xoa bóp. Tác dụng phụ của đương quy Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vân quy?
Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:
Huyết áp thấp Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa Kích ứng da, rối loạn cương dương Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng. Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông. Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Điều cần thận trọng khi dùng đương quy
Trước khi dùng đương quy, bạn nên biết những gì?
Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách dùng vân quy dưới dạng rượu thuốc, chiết xuất hoặc khi dùng cây thuốc tươi. Bạn cần pha loãng thuốc với nước khi dùng thuốc đối với một số dạng bào chế, chẳng hạn dưới dạng rượu thuốc, tinh dầu. Cây đương quy có thể làm da trở nên nhạy cảm và dễ cháy nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng và quần áo để che nắng. Không nên lưu trữ đương quy trong hũ nhựa vì sẽ gây tương tác với tinh dầu trong cây.
Những quy định cho đương quy ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng vân quy nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của đương quy như thế nào?
Không dùng cây đương quy cho phụ nữ đang mang thai vì thuốc có nguy cơ gây sẩy thai. Ngoài ra, không dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú. Không dùng vị thuốc này nếu bạn bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.
Đương quy có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vân quy. Các thuốc chống đông máu, thuốc chống tiểu cầu khi dùng chung với cây đương quy có thể kéo dài thời gian chảy máu. Không dùng vị thuốc này với tất cả các loại thuốc chống đông. Cây vân quy có thể tương tác với rất nhiều loại thuốc thảo dược khác. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc.