Hiện nay rất nhiều chị em tin tưởng chè vằng lợi sữa và giảm cân! Nhưng thực tế, theo khoa học thì công dụng chè vằng có tốt như vậy không? Làm thế nào để sử dụng đúng cách? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thông tin về cây chè vằng
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn, cành lá càng nhỏ. Hoa màu trắng mọc thành xim ở đầu cành, quả hình cầu.
Theo nhân dân, có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.
Cây chè vằng rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón
đây là loại cây rất độc, chính vì vậy mọi người cần phân biệt để tránh hái nhầm. Cây chè vằng có thể phân biệt với cây lá ngón nhờ vào đặc điểm lá, hoa và quả. Lá có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt.
Hoa màu trắng với mười cánh hoa trong khi hoa lá ngón mọc thành chùm, phân nhánh nhiều lần (từ 2 đến 3 lần) màu vàng. Quả hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu đen, có một hạt rắn chắc trong khi quả cây lá ngón hình trụ (khoảng 0,5x1cm), khi chín tự mở, nhiều hạt (tới 40 hạt), nhỏ, hình thận, có diềm mỏng, phát tán theo gió.
Cây mọc hoang ở rừng núi và trung du.
Bộ phận dùng:
Cành lá, thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
Vị thuốc Chè vằng
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )
Công dụng:
Kháng sinh, chống viêm, thuốc bổ đắng cho phụ nữ đẻ.
Tính vị qui kinh:
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Chè vằng
Trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, Thấp khớp, nhức xương, ngứa, lở chốc.
Ngày 20 – 30g cành lá sắc uống. Lá tươi sắc dùng tắm, rửa hoặc giã đắp
A. Chè vằng có tác dụng gì?
Trong khoa học, chè vằng có tên khoa học là Jasminum Subtriplinerver, thuộc họ oliu, là loại cây được phát hiện dược tính vào năm 1851. Cây có dạng cây bụi mọc hoang, lá có vị đắng nhẫn, hoa màu trắng, mọc thành cụm. Các nghiên cứu về đặc tính dược lý đã cho biết rằng chè có khả năng lợi sữa, thanh nhiệt và hỗ trợ cải hiện tình trạng bệnh lý đối với một số căn bệnh như áp xe, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.
Chè là loại lá có tính mát, vị đắng thường phổ biến ở nông thông.
1. Giải khát, thanh nhiệt
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài thường gây nên tình trạng nóng trong, nhiệt miệng làm mất cảm giác ngon miệng ở người lớn. Đối với trẻ nhỏ, nắng nóng gây nên những căn bệnh ngoài da như rôm, xảy, mẩn ngứa. Sử dụng vài lá chè vằng nấu vốn có tính mát và thanh nhiệt nấu uống thay nước lọc mỗi ngày là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những trường hợp này.
2. Chữa trị rắn cắn
Các loại rắn không có nọc độc khi cắn người tuy không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng lại mang đến những vết thương gây đau đớn và khó lành. Đối với người bệnh bị rắn cắn, sử dụng lá chè vằng đun sôi để nguội làm nước rửa vết thương sẽ giúp vết cắn không mưng mủ, lở loét, nhanh liền da hơn và không để lại sẹo.
3. Tăng cảm giác ngon miệng
Nhờ vào hợp chất Glycozit có trong các gân lá, chè vằng là phương thuốc giúp chữa trị căn bệnh biếng ăn và mất ngủ kinh niên ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Tuy hơi khó uống nhưng nếu sử dụng vằng thay cho nước sẽ khiến người dùng có cảm giác ngon miệng hơn nhờ khả năng kích thích vị giác. Tương tự, hợp chất này cũng hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách an toàn và lành tính.
4. Làm dịu cơn đau răng
Đau răng thường gây cho người bệnh cảm giác vô cùng đau đớn và khó chịu. Trong trường hợp này, sử dụng các lá chè vằng tươi, rửa sạch, nhai nát và ngậm trong vòng nửa tiếng đồng hồ là giải pháp giúp làm dịu cơn đau an toàn và hiệu quả.
5. Thải độc máu, hỗ trợ người bệnh tiểu đường
Nhờ khả năng kích thích tiêu hóa và phân giải hàm lượng chất béo có trong thức ăn, chè vằng là phương thuốc hữu hiệu đối với người bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng vằng mỗi ngày không chỉ giúp giảm hàm lượng mỡ trong máu, hạ đường huyết mà còn là giải pháp ngăn ngừa bệnh tật vô cùng hiệu quả.
6. Cao chè vằng lợi sữa
Dân gian truyền miệng rằng chè vằng sẽ giúp phụ nữ sau sinh về sữa nhanh và ổn định hơn. Đối với các mẹ bị tắc tia sữa, mất sữa, vằng là giải pháp hiệu quả mang lại tác dụng nhanh chóng lại an toàn với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, với những hợp chất có trong thành phần lá chè, vằng thúc đẩy quá trình co bóp tử cung giúp cơ thể mẹ nhanh chóng thải độc, ngăn ngừa bệnh hậu sản và rút ngắn thời gian hồi phục.
7. Phòng chống ung thư
Một trong những hợp chất có lợi của chè vằng là Flavonoid với khả năng tuyệt vời giúp người sử dụng tránh được nguy cơ ung thư. Sử dụng chè vằng giúp thải độc định kì một cách lành tính, hạn chế sự tăng sinh mỡ máu, colesterol và lượng đường, chống lại quá trình oxy hóa tế bào giúp gan hoạt động nhẹ nhàng hơn. Chính vì vậy, vằng đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn.
8. Làm giảm huyết áp
Người cao huyết áp thường hay mệt mỏi, đau đớn dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Trong khoa học, chè vằng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ làm giảm áp lực lên thành mạch máu và hạn chế sự tích tụ các chất béo có hại. Sử dụng 10g vằng đều đặn hàng ngày, hòa với 2 lít nước giữ ở nhiệt độ từ 70 đến 80 độ C và dùng uống trong ngày sẽ góp phần cải thiện tình trạng huyết áp cao.
9. Chè vằng giảm cân, tiêu mỡ
Đối với phụ nữ, nhất là các mẹ sau sinh, chè vằng là loại lá thần dược có khả năng hỗ trợ giảm mỡ, thải độc một cách nhanh chóng. Vậy Uống vằng bao lâu thì giảm cân? Ngoài uống vằng thì chị em nên kết hợp với chế độ ăn kiêng hợp lý và chế độ tập luyện thể thao phù hợp đảm bảo sau 1 tháng các bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
10. Chữa trị áp xe cho sản phụ
Lá chè vằng có thể được dùng để chữa bệnh áp xe cho sản phụ. Bằng cách sử dụng lá vằng tươi, giã nát với cồn y tế rồi đắp lên phần da bị áp xe, sản phụ hoàn toàn có thể tự giảm cơn đau nhức và khó chịu do áp xe. Sản phụ nên thực hiện mỗi ngày 3 lần liên tiếp trong nhiều ngày, đồng thời kết hợp với uống lá vằng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
11. Ổn định kinh nguyệt
Thiếu nữ mới dậy thì hoặc phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh thường xuyên gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều đi kèm với các cơn đau bụng dưới hoặc cảm giác khó chịu trong những ngày ấy có thể sử dụng chè vằng để chữa trị. Bài thuốc tương đối đơn giản và dễ tìm với các thành phần như 20g chè vằng khô, 16g ích mẫu khô, 8g ngải cứu khô, 16g hy thiêm khô. Người dùng chỉ cân đem rửa sạch và sắc uống trong vòng 1 tuần là được.
12. Trị mụn trứng cá
Chè vằng có tác dụng làm lành vết thương mà không để lại sẹo và thâm. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể dùng chè vằng để trị mụn trứng cá. Sử dụng phần rễ vằng, ngâm với giấm thanh pha loãng và đắp lên da trong vài phút rồi rửa sạch là phương thuốc dân gian vô cùng hiệu nghiệm.
B. Cách sử dụng chè vằng lợi sữa khoa học
Đối với sản phụ sau sinh
Sử dụng chè vằng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp tăng chất lượng sữa hỗ trợ cho quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Khi sắc lên, nước vằng có vị đắng trước, ngọt sau, mùi thơm thanh mát dễ chịu.
Ban đầu, sử dụng liều lượng nhỏ, pha thêm mật ong hoặc đường để nước sắc có vị dễ uống hơn. Sau khi đã quen với hương vị của chè vằng, tăng dần lượng chè sắc cho đến khi phù hợp. Nước lá vằng nên uống lúc còn nóng và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Đối với chè vằng khô,
mỗi lần sử dụng nên lấy khoảng 50g rửa qua nước nóng để loại bỏ bụi bẩn rồi bỏ lên nồi đun với 2 lít nước. Giữ lửa nhỏ trong vòng 15 phút để chè thôi ra hết, sau đó trữ trong bình giữ nhiệt và pha loãng ra mỗi lần uống.
Đối với cao chè vằng.
mỗi miếng nhỏ cao nên pha với khoảng 1 đến 2 lít nước đun sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà mẹ hòa loãng hoặc pha thêm cao chè vằng để có được hương vị như ý. Nước cao chè vằng có thể giữ ấm hoặc bỏ tủ lạnh dùng dần đều ngon.
Thời gian sử dụng chè vằng nên kéo dài khoảng 1 đến 3 tháng, mỗi lần sử dụng cách nhau từ 2 đến 3 giờ với liều lượng không quá 250ml/ lần uống là phù hợp. Nên kết hợp với việc cho trẻ bú để tăng lượng sữa mỗi ngày.