Chia sẻ:

Bồ công anh là thảo dược gì? công dụng và sử dụng như thế nào

Bồ công anh là vị thuốc quý trong nhiều bài thuốc cổ phương. Bồ công anh giúp chữa khỏi bệnh tắc tia sữa, tiêu độc, viêm loét dạ dày và bệnh viêm phổi cùng nhiều căn bệnh khác. Hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của bồ công anh và đặc điểm của loại thần dược tự nhiên này nhé.

Cây bồ công anh là cây gì ?

Đặc điểm
Cây Bồ công anh có tên khoa học là Lactuca indica L., Họ Cúc – Asteraceae. Trong dân gian cây Bồ công còn gọi là cây Bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mũi mác, cây Diếp trời.

tên khoa học là Lactuca indica L
tên khoa học là Lactuca indica L

Cách trồng cây : Trồng Bồ công bằng hạt, trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Có thể trồng bằng mấu gốc, sau 4 tháng là thu hoạch được. Đây là loại cây ưa những nơi có đất ẩm, chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi thì cây sinh trưởng rất là tốt. Thậm chí không cần phải chăm sóc.

Bộ phận dùng, chế biến : Thường dùng lá Bồ công, thu hoạch lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, dùng tươi tốt hơn. Cũng có thể dùng cả cây, bỏ rễ, cắt nhỏ, phơi khô để dùng.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây : cây Bồ công nhỏ cao 0,6 – 1,0m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành. Lá dài 30cm rộng 5 – 6cm, mép có răng cưa thưa. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa.Loại cây này phân bố ở ầu hết tất cả các nước thuộc vùng ấm của Châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Ở nước ta bồ công mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía Bắc những nơi có đất đai ẩm ướt, như trong vườn, ven đường, hoặc các bãi sông. Loại cây này cũng chỉ mọc ở những nơi có độ cao dưới 1000m.

Thành phần

bồ công anh (1)-min

Phân loại

Cây bồ công được phân ra làm 3 loại chính: cây Việt Nam, cây Trung Quốc và cây chỉ thiên.

Cây Bồ công anh Việt Nam

(chữ “Việt Nam” mới thêm vào để khỏi nhầm với hai loại cây còn lại), phổ biến ở miền Bắc và bắc Trung bộ.

Cây bồ công được phân ra làm 3 loại chính
Cây bồ công được phân ra làm 3 loại chính

Cây Bồ công Việt Nam còn gọi là Rau bồ cóc, Diếp hoang, Diếp dại, Mót mét, Mũi mác, Diếp trời, Rau mũi cày. Tên khoa học Lactuca indica L. Thuộc Chi Rau diếp (Lactuca), Họ Cúc (Asteraceae).

Cây Bồ công anh Trung Quốc

(Chữ “Trung Quốc” thêm vào để tránh bị lầm lẩn) là loại cây Bồ công được ghi trong các sách Trung Quốc. Còn gọi là cây Bồ công anh lùn, có tên khoa học Taraxacum officinale F. H. Wigg. Thuộc Chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg., Họ Cúc (Asteraceae).

Loại của Trung Quốc thì thuộc họ Cúc
Loại của Trung Quốc thì thuộc họ Cúc

Cây Chỉ thiên

được nhân dân một số vùng ở Miền Nam gọi là Bồ công anh, và dùng như bồ công anh Trung Quốc.

Chỉ thiên hay còn gọi cây Thổi lửa, cỏ Lưỡi mèo, cỏ Lưỡi chó, Co tát nai (dân tộc Thái), Nhả đản (dân tộc Tày), một số thầy lang hay gọi là Tiền hồ nam. Trong các sách Trung dược, cây có tên là “Khổ địa đảm”, “Thiên giới thái”, “Thổ sài hồ”, “Thổ bồ công anh”, “Xuy hỏa căn” (rễ Thổi lửa), “Thiết tảo trửu” (cái Chổi sắt) …

Tác dụng của bồ công anh trong chữa bệnh

Bồ công anh có tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ. Còn dùng uống để chữa bệnh đau dạ dày, ăn kém tiêu viêm bàng quang. Một trong những công dụng nổi trội của loại cây này đó là được sử dụng để hỗ trợ điều trị các loại bệnh ung thư. Ngoài ra trong hoa có chứa các chất chống viêm và diệt khuẩn rất tốt.

tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa
tác dụng tiêu độc, chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa

Những bộ phận được sử dụng trong việc chữa và điều trị bệnh là lá cây và rễ cây, Người ta có thể thu hoạch sản phẩm sử dụng tươi hoặc khô đều được, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người bệnh.

Bồ công anh chữa tắc tia sữa

Cây có tác dụng giúp điều trị và hỗ trợ cho những phụ nữ sau sinh con mà bị tắc tia sữa. Các bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây để chữa trị bệnh hiệu quả.

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: 20 – 40g lá tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên chỗ vú sưng đau, ngày 1 – 2 lần. Hoặc Bồ công anh 120g, Sài đất 80g, lá Quýt hôi 40g, nước 60ml sắc còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và tối.

Viêm tuyến vú, tắc tia sữa: Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.

Lá bồ công anh trị mụn

Có thể các bạn không biết rằng lá bồ công có tác dụng trị mụn vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng để làm trắng da và tẩy mụn nhọt hiệu quả. Bởi trong lá cây có chứa chất kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Hoặc là các bạn có thể thực hiện bài thuốc sau đây.

Mụn nhọt: Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.

Hoặc có thể dùng 10 – 15g lá khô dạng thuốc sắc. Dùng 20 – 40g lá tươi giã với ít muối, vắt nước cốt uống, bã đắp chỗ viêm tấy, mụn nhọt.

Lá bồ công anh trị mụn
Lá bồ công anh trị mụn

Chữa các chứng bệnh về dạ dày

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa đau dạ dày: Bồ công anh 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi 15 phút, thêm chút đường đủ ngọt, uống 1 ngày 1 thang. Uống đợt 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp, uống đến khi khỏi bệnh.

Chữa các chứng bệnh khác

Mắt đau sưng đỏ: Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm họng: Bồ công 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
Viêm phổi, phế quản: Bồ công 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.

Lợi ích đối với sức khỏe của cây bồ công anh

Loại thảo dược này mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm:

Giúp gan khỏe mạnh:

Việc sử dụng bồ công anh giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh và điều trị các bệnh về gan, điều chỉnh và duy trì dòng chảy mật, ngăn sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan.

Tốt cho thận:

là một thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận. Nó loại bỏ các chất độc hại, bao gồm cả axit uric ra khỏi hệ thống tiết niệu. Nó là một chất khử trùng tự nhiên và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Trà có thể là một phương thuốc tuyệt vời cho những người bị sỏi thận.

Giúp xương chắc khỏe:

Không chỉ là nguồn cung cấp canxi và magiê tuyệt vời, cây còn có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Giảm cân: Trà rất thích hợp với người có nhu cầu giảm cân. Loại trà này giúp thải độc tố và chất béo dư thừa ra khỏi gan, giúp gan hoạt động tốt, giải phóng mỡ thừa của cơ thể dễ dàng hơn. Ngoài ra, tác dụng lợi tiểu tự nhiên giúp làm sạch chất béo và độc tố qua thận.

Trà rất thích hợp với người có nhu cầu giảm cân
Trà rất thích hợp với người có nhu cầu giảm cân

Phòng chống ung thư:

Do có chứa chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có thể gây ung thư nên bồ công anh có thể là một thực phẩm phòng ngừa ung thư tự nhiên tuyệt vời.

 

Ý nghĩa bồ công anh trong đời sống

Tượng trưng cho tình yêu thuần khiết

Những bông hoa bé nhỏ này thể hiện một tình yêu trong sáng và thuần khiết nhất của những người trẻ tuổi. Đó là ý nghĩa đầu tiên của loài hoa này cho nên nhiều người rất thích bồ công anh là vì vậy.

Tượng trưng cho ước mơ luôn bay xa

Bởi lẽ khi loài hoa này nở bông sẽ tạo ra vô số những bông nhỏ hơn bay trong cơn gió. Điều này giống như ước mơ của chúng ta luôn được chắp cánh và bay xa.

loài hoa này nở bông sẽ tạo ra vô số những bông nhỏ hơn
loài hoa này nở bông sẽ tạo ra vô số những bông nhỏ hơn

 

Bồ công anh có thể làm được món ăn gì ?

Thành phần:

Để thực hiện cách làm rau xào tỏi thơm và hấp dẫn, các bạn cần lựa chọn những nguyên liệu dưới đây nhé:

Rau
Tỏi
Chanh tươi
Gia vị: mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn
Chế biến:

Rau được rửa sạch trước khi xào.

Tỏi bóc vỏ đập dập, cho vào chảo mỡ đun già, phi cho thơm vàng tỏi rồi cho rau vào xào, vặn lửa to, xào nhanh tay, đảo nhanh tay, cho 1 thìa cà phê mắm, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, 2 thìa cà phê đường vào xào cùng. Bạn nhớ xào rau vào chiếc chảo lõm và rộng để dễ đảo và không bị cháy nhé.
Xào rau khoảng 3 – 5 phút, hãy nhớ không nên xào quá lâu vì sẽ làm rau mất hết chất dinh dưỡng có trong rau.
Cho rau ra đĩa, vắt chanh và dùng đũa đảo đều tay. (Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút ớt hoặc hành tây xắt nhỏ nếu bạn muốn)

Trà bồ công anh dùng lá:

Hái vài lá vào sáng sớm, rửa sạch thái nhỏ cho trà vào ly sau đó đổ nước sôi vào ta có ly trà lá tươi. Nếu phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.

Hái vài lá vào sáng sớm, rửa sạch thái nhỏ cho trà vào ly
Hái vài lá vào sáng sớm, rửa sạch thái nhỏ cho trà vào ly

Trà rễ cây bồ công anh:

Nhổ rễ vào đầu mùa xuân hoặc cuối mùa thu thì thu được nhiều chất bổ dưỡng hơn. Lựa cây già thì rễ sẽ to. Lấy rễ xong thì rửa sạch đất và thái lát mỏng theo bề ngang của rễ. Dùng và lát cho một ly trà nóng, hoặc có thể cho nhiều thêm nếu muốn uống đậm hơn. Nêu phơi khô rồi rang hoặc sấy thì trà sẽ thơm ngon và để được lâu hơn.

Dạng bào chế của bồ công anh là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Thuốc viên nén
Chiết xuất chất lỏng
Dùng cả cây tươi như một loại rau
Nước ép cây tươi
Chiết xuất chất rắn
Trà 
Rượu thuốc.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế

Liều dùng thông thường của bồ công anh là gì?

Rễ cây bồ công anh dùng làm trà . Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà  có thể trị chứng bụng khó chịu.

Liều dùng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.

Chia sẻ:

Bài viết cùng chuyên mục




Bình luận bằng Facebook

Sản phẩm đánh giá cao

Sản phẩm đang giảm giá

SẢN PHẨM MỚI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906.066.996
MỤC LỤC